Với một người yêu thiên nhiên, Hầm Hô là một địa điểm du lịch nhất định bạn không thể bỏ qua khi đến Bình Định. Nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa sông nước, núi non tạo nên khung cảnh thiên nhiên say đắm lòng người. Du lịch Bình Định mà không ghé thăm khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn thì quả là một thiếu sót lớn.
Nội dung của bài
1 Giới thiệu về khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn
Hầm Hô Quy Nhơn là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Sở dĩ có tên Hầm Hô là xuất phát do khu vực này thường xuyên hạn hán, sau khi người dân nghe âm thanh tựa như tiếng hô hoán thì trời sẽ đổ mưa. Vì vậy, người dân nơi đây gọi nó là Hầm Hô. Tuy nhiên, tiếng hô hoán ấy thực chất là âm thanh của thác nước đổ từ trên cao vọng xuống.
Hầm Hô là một điểm du lịch có phong cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Với núi non hùng vĩ, các tảng đá lớn nhỏ hình thù đa dạng. Nước chảy róc rách mang đến không gian trong lành, mát mẻ.
2 Đường đi đến khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn
2.1 Di chuyển đến Hầm Hô như thế nào?
Từ trung tâm Quy Nhơn, du khách đi dọc theo hướng quốc lộ 1A về phía Tây Bắc. Khi đến quốc lộ 19 rẽ trái, đi về hướng Tây Sơn. Bạn sẽ thấy cầu bắt qua sông Kút thì rẽ trái là thấy biển chỉ dẫn vào khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn. Đoạn đường này dài khoảng 50km.
Với các du khách từ tỉnh xa di chuyển bằng máy bay. Sau khi đến sân bay Phù Cát, di chuyển đến Tây Sơn khoảng 20km. Nếu đi tàu, ga Diêu Trì cách Hầm Hô tầm 40km. Nên du khách có thể thuê khách sạn tại thị trấn này mà không cần di chuyển xuống Quy Nhơn. Ngoài ra bạn cũng có thể đi phượt bằng xe máy để có nhiều cảm giác trải nghiệm.
2.2 Giá vé thăm quan khu du lịch Hầm Hô
Cũng như các khu du lịch khác, Hầm Hô cũng thu vé tham quan, cụ thể:
Người lớn cao từ 1,2m trở lên: 20.000 VNĐ/khách.
Trẻ em cao dưới 1,2m: Miễn phí.
Giá thuê thuyền tham quan: 100.000VNĐ/thuyền chở được 4 khách.
3 Những địa điểm nổi tiếng tại khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn bạn không nên bỏ lỡ
Đến với Hầm Hô, du khách có nhiều địa điểm nổi tiếng để khám phá cùng bạn bè và người thân.
3.1 Dinh Tiên Hiền
Là một ngôi đền nhỏ nằm dưới sườn núi, tả ngạn sông Hầm Hô. Dân nơi đây lập ra để thờ hai anh em ông Lê Kim Bôi, Lê Kim Bảng, người có công xây dựng công trình thủy lợi ngăn sông Hầm Hô.
Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch. Hằng năm cứ đến ngày 2o tháng Giêng âm lịch, người dân trong vùng lại tổ chức lễ tế tưởng nhớ hai vị tiền nhân.
3.2 Đập Hầm Hô
Đây là một công trình thủy lợi được làm nên bởi biết bao công sức với những dụng cụ thô sơ nhất. Ngày nay, đập Hầm Hô là một đập bê tông vững chắc được xây dựng thay cho đập cũ, bờ đập làm cho nước dâng thành một hồ bơi êm ả. Tạo thành bến đò cho thuyền đưa khách qua lại, làm lối đi sang bên hữu ngạn.
Bờ đập rất đẹp khi nước vừa tràn qua rào, như một chiếc rèm ngọc lung linh. Từ đây, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như đò, thuyền đi sâu vào thắng cảnh. Ngoài ra, du khách có thể đi bộ trên con đường mòn nếu không muốn đi đò, lối mòn dành cho xe điện và người đi bộ.
6.3 Đá Đôi
Phía trên bờ đập hai hòn đá nhô lên khỏi mặt nước và áp sát nhau, nên người ta gọi là Đá Đôi. Có nhiều người cho rằng, hòn đá lớn là hòn mái còn hòn đá nhỏ là hòn trống. Dù đã trải qua bao nhiêu trận lũ lớn, bao nhiêu bom đạn của chiến tranh nhưng hai hòn đá vẫn không lay chuyển. Điều này thể hiện sự gắn bó không rời.
Cũng chính vì vậy, có quan niệm rằng, những ai đến với Hầm Hô, khi đứng trước Đá Đôi tâm niệm thành khẩn sẽ gặp may mắn. Những ai chưa có ý trung nhân không lâu sau sẽ có tìm được một người vừa ý. Còn những ai có gia đình thì chắc chắn sẽ có được một niềm hạnh phúc vĩnh hằng.
6.4 Thác cá bay
Nơi đây thác mạnh đổ xuống, gặp dãy đá chắn ngang thì dâng lên và thoát về hạ lưu bằng đường hầm sâu với dòng chảy cực mạnh. Các loài cá trên sông có tập tính vào mùa mưa kéo nhau xuôi về hạ lưu, có loài ra tận biển cả để sinh sôi. Mùa nắng, nó kéo nhau ngược về thượng nguồn Hầm Hô. Khi về đến Miệng Hầm Hô chúng không bơi qua nổi dòng chảy cực mạnh nên phải bay lên không trung, vượt qua dãy đá rơi xuống thác.Vì vậy mà Thác cá bay ra đời từ đây.
Hằng năm, vào tháng ba âm lịch, khi gió nam thổi thì cá bắt đầu bay qua thác cho đến khi gió nam thổi rộ và tháng năm âm lịch. Vào mùa cá bay, dân làng thường đến và đặt rổ lớn bằng tre đan trên dãy đá để hứng cá bay trông rất vui mắt.
Dân gian kể lại rằng, nơi đây cũng là nơi mà thần tiên trên trời xuống du ngoạn vui chơi vào những lúc đêm khuya tĩnh mịch. Còn đó dấu chân trên đá của một ông khổng lồ ngồi câu cá. Hay phiến đá giữa lòng sông các vị tiên ngồi chơi gọi là bàn cờ tiên. Cạnh bàn cờ có hòn đá chảy xuyên qua, gọi hòn đó là hòn vò rượu.
Trải qua nhiều năm tháng, nước chảy đá mòn, trên lòng sông rộng vô vàn khối đá muôn hình vạn trạng.
4 Ăn gì khi đến khu du lịch Hầm Hô
Bên cạnh những danh lang thắng cảnh kỳ vĩ. Đến với khu du lịch bạn sẽ còn được thưởng thức rất nhiều món ngon địa phương vô cùng đặc sắc.
4.1 Cá mương cuốn bánh tráng
Cá mương tại đây có dáng nhỏ, sống chủ yếu ở sông suối. Sau khi bắt lên, nướng hoặc chiên lên cuốn với bánh tráng thì ngon hết sẩy. Khi mang ra cho thực khách, những con cá được chiên giòn rụm, đặt lên cái mẹt lá chuối. Xung quanh là rau giá, chút bún tươi và bánh tráng mềm để cuốn. Thi thoảng còn kèm theo bánh tráng nướng để ăn cho vui miệng.
4.2 Chim mía Roty
“ Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong
Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao”
Chắc hẳn món ăn này phải nổi tiếng đến cỡ nào thì du khách gần xa sau khi đến đấy đã để lại câu thơ vậy.
Đồng mía Tây Sơn, Phú Phong giờ vẫn ngát xanh, là chỗ cho con chim mía ngày càng sinh sôi nảy nở.
Với món chim mía chiên giòn thì ngon khi được dùng loại dầu phộng được khử hành thơm phức. Bỏ chim đã tẩm ướp và chiên cho đến khi vàng rụm thì với ra, để ráo dầu. Khi dùng, xếp chim mía ra dĩa, rắc lên trên ít hạt mè rang cho đẹp mắt, chút rau thơm, cà rốt và vài lát khế chua vườn nhà.
Dân gian cho rằng chim mía giàu dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon nên được gọi là “nhân sâm trên trời”
4.3 Rau lang luộc chấm mắm cua
Đây là một món ăn dân dã mà bạn không thể bỏ qua bởi nó được chế biến từ kinh nghiệm của người dân nơi đây dành cho thực khách phương xa thưởng thức. Điều làm nên đặc trưng của món ăn chính là nước chấm, một thứ nước chấm mắm cua độc đáo. Một miếng rau lang luộc, chấm mắm cua nhà sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị dân dã này.
4.4 Dé Bò canh lá giang
Bí kíp để có món dé ngon chính là ở lòng bò và dé. Lòng được dùng phải là loại mới lấy ra từ con bò, sờ vào còn cảm giác hơi ấm. Lá giang ở miền Trung thường mọc dại ở trong rừng, thường có vị chua và vị chát đặc trưng, dùng để nấu canh chua. Sau khi được chần qua nước sôi, lòng được cắt miếng nhỏ rồi tẩm ướp gia vị: chút muối, tiêu, hành tím, ớt,.. và không thể thiếu sả băm.
Nước sôi cho vài tép sả đập dập vào sau đó thả lá giang và phần dé đã ướp sôi bùng vài phút cho mềm. Cuối cùng là cho phần dé vào và nhấc xuống là có thể thưởng thức. Trước khi múc ra bát, bỏ thêm giá sống, và rắc lên các thứ rau mùi xắt nhỏ cho kịp chín. Món dé bò thường sẽ được ăn kèm với bún và bánh tráng nướng. Dé bò ăn vào cảm giác đắng lúc đầu nhưng xong lại có vị ngọt đọng lại trong cuống họng. Một hương vị khó quên cho những ai đã từng thưởng thức qua một lần.
Ngoài ra, với những ai không quen mấy món đặc sản này, có thể ghé qua nhà hàng hải sản Dương Râu. Để được thưởng thức các món ngon được chế biến từ hải sản tươi sống như: tôm, ghẹ, nhum,… với giá cả phải chăng. Địa chỉ 106 Xuân Diệu, tp Quy Nhơn bạn nhé!
5 Những lưu ý khi đi du lịch Hầm Hô Quy Nhơn
Khi du khách đến với khu du lịch Hầm Hô Quy Nhơn, cần lưu ý một số điểm sau để chuyến đi trở nên an toàn và ý nghĩa hơn.
Do Hầm Hô là khu du lịch sông suối với nhiều mỏm đá lởm chởm nên du khách cần lựa chọn trang phục gọn gàng để dễ di chuyển.
Nên mang theo giày thể thao để dễ dàng leo trèo, khám phá cảnh vật nơi đây.
Du khách cũng nên trang bị thêm thêm sát trùng, thiết bị sơ cứu cơ bản để phòng ngừa đá trơn trượt gây vấp ngã.
Hầm Hô thực sự là nơi lý tưởng dành cho những ai muốn gần gũi với thiên nhiên. Hãy lên kế hoạch ghé thăm khu dịch Hầm Hô Quy Nhơn trong một ngày gần nhất. Để được thả mình và thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tựa chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây nhé!