Chùa Ông Núi hay Linh Phong thiền tự là ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở Bình Định. Là một trong những chốn linh thiêng mê hoặc du khách bằng vẻ đẹp tựa tiên cảnh. Đặc biệt, đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á.
Nội dung của bài
1 Đôi nét về chùa cổ nổi tiếng-Linh Phong thiền tự
Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, thuộc thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngôi chùa cổ này cách trung tâm thành phố khoảng 30km.
Phía sau chùa tựa lưng núi vào núi Bà vững chãi, phía trông trông ra đầm Thị Nại. Xung quanh là non xanh nước biển, còn xa xa kia là biển Đông quanh năm sóng vỗ. Đây là vị trí đắc địa mà người xưa thường gọi là “Tựa Sơn-Vọng Hải”.
Tương truyền, ngày xưa có một nhà sư tên Lê Ban đến hang đá phía Đông của núi Bà để tu và dựng lên am tên chùa Dũng Tuyền. Do tấm lòng từ bị, chuyên chữa bệnh cứu người miễn phí nên được người dân kính trọng gọi là Ông Núi.
Đến năm 1733, vì mến mộ đức độ của ông nên ông Nguyễn Phúc Chu đã ban tặng cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư. Đồng thời, trùng tu lại ngôi chùa rộng lớn hơn và đặt tên cho chùa là Linh Phong thiền tự.
Đến năm 1967, do chiến tranh bom đạn khốc liệt, ngôi chùa bị phá hủy nặng nề. Đến tận năm 1990 mới được xây dựng và phục hồi lại sau 14 năm và được công nhận là di sản lịch sử- văn hóa cấp Quốc gia.
2 Cách di chuyển đến chùa Ông Núi
Bởi vì cách trung tâm thành phố không quá xa nên bạn có thể đến chùa bằng cách thuê xe máy hoặc ô tô để chủ động về thời gian. Theo đường Võ Nguyên Giáp, rẽ trái vào quốc lộ 198, đi 20km thì rẽ phải vào tỉnh lộ 640. Tiếp tục đi tầm 7km, rồi rẽ trái vào thôn Phương Chi và sau đó đi thêm tầm 1km nữa là đến chùa.
Còn những bạn nào sợ lạc đường thì có thể bắt taxi hoặc xe buýt 07 (Quy Nhơn- Cát Tiến) để đến chùa. Tuy nhiên, khi lên xe cần nhắc phụ xe về điểm dừng của mình đến tránh việc đi quá điểm đến.
3 Những điểm thú vị ở chùa Ông Núi
Mặc dù đã được tu bổ lại và trở thành điểm du lịch nhưng chùa Ông Núi vẫn giữ được vẻ hoang sơ đầy yên bình. Ở cùa những cột đình lớn bằng gỗ, được điêu khắc đầy nghệ thuật.
Xung quanh chùa là những ngọn đồi chập chùng là sự hòa quyện giữa sắc nâu của đất và lởm chởm sắc xanh của những cây non đang mọc dại.
Dù sở hữu nhiều cảnh đẹp bên trong lẫn bên ngoài khu vực chùa nhưng khi đến đây mọi người đa phần chỉ tập trung vào bức tượng phật to lớn ở lưng núi. Dường như những thắng cảnh khác xung quanh bị quên đi.
3.1 Tượng phật khổng lồ
Nổi bật khi đặt chân vào khu di tích có lẽ là bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao gần 70m, là bức tượng cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Phần chân đế tượng cao 15m với đường kính là 52m. Toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với màu trắng trang nhã và bắt mắt.
Phía dưới là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi, thư viện Phật giáo và hành lang La Hán để du khách hành lễ và chiêm bái.
3.2 Bậc thang lên tượng phật
Để lên được tượng Phật khổng lồ, du khách sẽ phải vượt qua 600 bậc thang bằng đá. Hai bên là hai dãy núi đá đồ sộ, uốn lượn như rồng đang quy châu dưới chân vùng đất thiêng liêng.
Tuy nhiên, đừng qua lo nhé, vì sẽ có các trạm nghỉ hay ghế đá để bạn có thể nghỉ ngơi và leo lên từ từ.
3.3 Ngắm toàn cảnh biển Cát Tiến
Với tầm nhìn từ trên cao, từ đây phóng tầm mắt xuống là bạn có ngắm trọn thành phố Quy Nhơn. Một bức tranh mênh mông của biển và trời như hòa lẫn vào nhau.
Đặc biệt, trở lại đây vào lúc xế chiều, bạn sẽ phải choáng ngợp hơn bởi cảnh vật ở đây. Khung cảnh hoàng hôn với điểm nhìn từ trên cao xuống thấy được cả đường chân trời, trước mắt bạn là một bức tranh tuyệt hảo không thể rời mắt được.
3.4 Lễ hội chùa Ông Núi
Ngoài những thắng cảnh đẹp thì chùa Ông Núi cũng diễn ra những hoạt động tâm linh thu hút nhiều khách du lịch.
Hằng năm, lễ hội Chùa Ông Núi được diễn ra vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, cũng là ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, hàng ngàn người dân và du khách ở khắp mọi nơi sẽ hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh. Và đến hang Tổ để công đức, dâng hương để tỏ lòng thành kính đến Ông Núi và cầu may mắn.
Tại lễ chùa, du khách sẽ được tham gia các bữa cơm chay và trò chuyện với trụ trì tại chùa.
4 Những lưu ý khi tham quan chùa Ông Núi
Không chỉ riêng chùa Ông Núi, khi đến chốn chùa chiền đầy thiêng liêng thì các bạn cũng nên chú ý vài điểm sau:
Ăn mặc kín đáo, lịch sự.
Đi nhẹ, nói khẽ, ăn nói văn minh phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Tôn trọng đạo và những người theo đạo.
Không vứt rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ mội trường.
Tuyệt đối không được đặt lễ mặn ở chính diện.
Không nên thắp hương và đốt vàng mã quá nhiều vì sẽ gây ô nhiễm không khí và nguy cơ hỏa hoạn.
Không đi dép vào Phật đường.
Với lịch sử lâu đời cùng vị thế “Tựa Sơn- Vọng Hải” chùa Ông Núi đã và đang thu hút lượng khách du lịch ghé thăm. Đến đây, cúng bái và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ như mê hoặc của chốn cửa Phật thanh tịnh này nhé.