Khuyến cáo (*) bộ phim “Đất rừng phương Nam (2023)” không phải là một bộ phim được chuyển thể theo nội dung gốc, không có giá trị tham khảo về yếu tố lịch sử hay bất kỳ thứ gì liên quan tới lịch sử Việt Nam trong giai đoạn thời kỳ này.
Rạp chiếu phim, trường Đại học thi nhau quảng cáo cho phim và muốn đoàn làm phim về rạp, về trường mình để “giao lưu” cùng với khán giả, sinh viên. Có những thầy, cô đang giảng dạy bộ môn tại trường học bị lầm tưởng đây là bộ phim được chuyển thể theo tác phẩm gốc của Nhà văn cách mạng Đoàn Giỏi rồi chính những thầy, cô đó lại sử dụng mạng xã hội để phản bác các luận điểm đúng khi so sánh giữa lịch sử Việt Nam thời kỳ này với bối cảnh của bộ phim. Điều này là cực kỳ nghiêm trọng và gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhận thức của học sinh khi tiếp cận những nguồn thông tin như vậy.
“ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM (2023)” TỰ Ý SỬA ĐỔI NỘI DUNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Quyết định Về việc phê duyệt kịch bản “Đất rừng phương Nam” đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Số: 1867/QĐ-BVHTTDL, ngày 14 tháng 6 năm 2021) có Điều 1. Phê duyệt kịch bản “Đất rừng phương Nam” của Công ty Cổ phần Sản xuất Phim Hoan Khuê đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022.
Trong Công văn xin phép ghi hình của HKFilm (số 01/CV/HKF/ĐRPN, ngày 12 tháng 10 năm 2022) có đoạn “Căn cứ công văn Số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kịch bản “Đất Rừng Phương Nam” theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022″. Trả lời phỏng vấn hôm 19/10, ông Nguyễn Trinh Hoan – Giám đốc sản xuất phim “Đất rừng phương Nam (2023)” đã nhận sai sót ở chỗ công văn xin phép có đánh máy nhầm số 1867 thành 18676 (dư số 6 ở cuối). Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi kèm công văn này, đoàn làm phim có gửi kèm bản sao quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 1867/QĐ-BVHTTDL để địa phương tham khảo.
Quyết định 1867/QĐ-BVHTTDL ở Điều 1 là “đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng” nhưng ở Công văn xin phép ghi hình của HKFilm thì lại là “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng”. Từ “đăng ký” đã bị thay thế bằng từ “theo” (từ “theo” ở đây mang nghĩa khẳng định).
Ngày 19/10, Cục trưởng Cục Điện ảnh ông Vi Kiến Thành khẳng định “Đất rừng phương Nam (2023)” không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất.
Đây là tự ý sửa đổi nội dung văn bản quản lý Nhà nước. Gây hiểu nhầm tới các cơ quan, đơn vị nhận được công văn xin phép ghi hình của Công ty này.
XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói: “Phim không phải sách giáo khoa, không mang nhiệm vụ là tư liệu lịch sử” nhưng trong chính Công văn liên quan tới bộ phim lại có đoạn: “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam Bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19” (thế kỷ 19 từ năm 1801 đến năm 1900), thế nhưng phim lại bảo đặt bối cảnh miền Tây Nam bộ thập niên 1920 – 1930 thay vì sau năm 1945 như tiểu thuyết gốc tức là thế kỷ 20 ?
Rất nhiều người dân Nam Bộ, trong đó có không ít những cựu chiến binh đã từng tham gia cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quay trở lại xâm lược, đế quốc Mỹ nối gót nêu bất bình của mình trước nội dung sai sự thật nghiêm trọng đến như vậy. Được chia sẻ rộng rãi trong khắp các nhóm địa phương, lực lượng vũ trang trong toàn quân nhưng dường như nhận được câu trả lời là “phim hư cấu”.
Thế “phim hư cấu” thì được phép làm sai lệch lịch sử ? làm sai lệch một thời gian đầu quá trình thành lập Nước ? Đã là thời gian đầu quá trình thành lập Nước thì điều này cực kỳ nhạy cảm và cực kỳ phải nghiêm túc đúng đến tường tận vấn đề chứ không phải cợt nhả nói rằng “phim hư cấu”, rồi “không có nhiệm vụ làm tư liệu lịch sử”. Không có nhiệm vụ đó thì thêm thực dân Pháp, nói tiếng Pháp, đấu tranh chống lại thực dân Pháp làm gì ? Đó không phải lịch sử à ? Đó không phải là thời gian đầu lập Nước hay sao ? Không những vậy, phim đã tự nhận là “dựa theo” tác phẩm gốc của nhà văn cách mạng Đoàn Giỏi, câu “dựa theo” được đặt lên trên đầu phim và diễn ra chớp nhoáng rất nhanh chóng chóng vánh trong khoảng 2 đến 3 giây rồi vụt mất.
Thành quả, công sức của bao thế hệ lớp người dân Nam Bộ, miền Tây sông nước kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, theo cách mạng, bảo vệ từng tấc đất, giữ vững phẩm chất người dân Nam Bộ, miền Tây sông nước yêu Nước, kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp xâm lược, quay trở lại xâm lược, đế quốc Mỹ nối gót lại bị “quên” bằng câu “hư cấu”. Để rồi thiếu nội dung hay sao mà phải “hư cấu” để có nội dung “ảo” xây dựng thành nội dung chính của cả một bộ phim ?
Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn đó, tức giai đoạn mà phim bảo là giao động từ 1920 đến 1930 thì KHÔNG CÓ MỘT CÁI TỔ CHỨC NÀO TÊN LÀ Thiên địa hội (Chính nghĩa hội), Nghĩa Hòa Đoàn (Nam Hòa đoàn) đứng ra làm cách mạng cả. Vậy đây được coi là “hư cấu” làm sai lệch lịch sử.
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng, mỗi lần “giao lưu” với khán giả tại các Rạp hay “giao lưu” với học sinh, sinh viên tại một số trường học, trường Đại học là một lần “tuyên truyền”, “truyền bá” nội dung sai sự thật nằm trong nội dung của bộ phim sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của học sinh, sinh viên.
(*) Khuyến cáo là mức 1 trong thang 3 mức của Fanpage Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng – Bộ Tư lệnh 86 đề ra. Theo đó, mức 1 là Khuyến cáo, mức 2 là Cảnh báo và mức 3 là Đề nghị.
Ở trong trường hợp này, mức độ đã được nâng lên mức 2 tức Cảnh báo.
Nguồn: Page Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Quảng Ngãi